26 C
Nha Trang
Chủ Nhật, 24 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

“Bạn nghĩ tiền bạc là nguồn gốc của tội lỗi?”

Featured Image: Bìa sách “Atlas Shrugged”

 

Một trong những bài văn, thực chất là một bài diễn văn của một nhân vật tên Francisco trong tác phẩm tiểu thuyết Atlas Shrugged, nổi tiếng nhất của Ayn Rand là một bài tôn vinh và bảo vệ tiền bạc và chủ nghĩa tư bản cũng như sự cao thượng của thị trường tự do. Các chính trị gia vì lợi ích cá nhân thường đánh vào lòng ghen tỵ của con người để đánh dìm sự thành đạt của những cá nhân thành đạt để thỏa mãn lòng ghen tỵ của đám đông. Trong bài văn này, Ayn Rand đã đứng lên bảo vệ sự thành công của mỗi cá nhân.

Tiền bạc và chủ nghĩa tư bản là hai thứ tất yếu và là dụng cụ để đưa con người lên một nền văn minh mới. Một xã hội văn minh là một xã hội biết bảo vệ, tôn trọng và tôn vinh thành công của mỗi cá nhân. Tiền bạc là biểu tượng cho sự văn minh đó và là đỉnh cao của nhân loại và sự sống. Nếu đọc giả muốn đọc bản gốc của bài diễn văn nổi tiếng này thì xin vào đây, tên của bài diễn văn này là “Francisco’s money speech” hoặc “So you think money is the root of evil?”.


 

Trong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là “vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người”, Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. “Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất…“Tiền bạc chính là thước đo giá trị trí tuệ, đạo đức, năng lực và nhận thức của mỗi con người và của cả xã hội, là nguồn gốc của mọi điều tốt đẹp khi người ta nhận thức đúng đắn về giá trị của nó.

Tiền bạc có phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi không? Nếu không thì nguồn gốc của đồng tiền là gì? Đó là một công cụ trao đổi, là biểu hiện vật chất của nguyên tắc giao dịch thương mại của con người. Trong đó, người ta trả giá cho giá trị họ nhận được. Đó không phải là công cụ của những người ăn mày đi xin ăn bằng những giọt nước mắt, cũng không phải là vũ khí của kẻ cướp dùng vũ lực để chiếm đạt của cải mà chỉ có những người biết lao động mới có khả năng làm ra đồng tiền. Bạn nhận những đồng tiền trả công cho nỗ lực của mình vì biết rằng bạn có thể dùng nó để đổi lấy sản phẩm do nỗ lực của người khác làm ra.

Đồng tiền tồn tại trong cái chân lý rằng mọi người có quyền sở hữu lao động và trí tuệ của anh ta. Nó không cho phép một sức mạnh nào có thể đại diện cho sức lao động của bạn, trừ khi đó là sự tự nguyện của một người bán sức lao động của anh ta để nhận tiền công. Đồng tiền chỉ cho phép những giao dịch đảm bảo lợi ích của hai bên trên cơ sở tự nguyện.

Đồng tiền đòi hỏi bạn phải nhận ra rằng con người làm việc để nhận được lợi ích chứ không phải chịu thiệt hại, để có lợi nhuận chứ không phải mất mát; rằng đồng tiền không phải là trâu ngựa để mang trên vai những nỗi khổ cực của bạn; rằng bạn phải đem lại cho nó giá trị chứ không phải thương tổn: rằng sự ràng buộc giữa người với người là sự trao đổi hàng hoá chứ không phải những khổ đau. Khi đó, khả năng lao động của một người sẽ là những gì mà anh ta được hưởng. Đó là những quy tắc sống mà công cụ biểu hiện của nó là đồng tiền.

Nhưng tiền chỉ là công cụ

Nó có thể đưa bạn đi bất cứ nơi nào bạn muốn nhưng không lái xe thay bạn. Nó giúp bạn thoả mãn những nhu cầu của mình, nhưng không đem lại cho bạn những nhu cầu đó. Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc cho con người khi họ không hề biết hạnh phúc là gì, không thể đem lại những quy tắc về giá trị có giá trị, và cũng không đem lại mục đích khi anh ta không biết mình muốn gì.

Đồng tiền không thể mua trí thông minh cho kẻ ngốc, mang lại sự thán phục cho kẻ hèn yếu, sự kính trọng cho kẻ bất tài. Những người muốn mua trí tuệ của những người tài giỏi hơn mình bằng tiền chứ không phải bằng lý trí thì cuối cùng sẽ trở thành nạn nhân của sự kém cỏi của chính anh ta.

Bản án một người đưa ra cho nguồn sống của mình thì cũng là lời tuyên án cho cuộc sống anh ta. Nếu cái nguồn sống ấy bị vấy bẩn thì anh ta đã tự làm hại cuộc sống của chính mình. Nếu bạn kiếm tiền bằng những việc làm không chính đáng, bằng việc thoả mãn những thói hư tật xấu hay sự dốt nát của người khác, bằng việc tiếp tay cho kẻ xấu, bằng việc hạ thấp nhân phẩm, bằng việc làm những điều bạn coi thường với hy vọng nhận được nhiều hơn khả năng của mình, thì đồng tiền bạn kiếm được chẳng đem lại chút vinh quang nào.

Những thứ bạn mua bằng đồng tiền đó không phải là phần thưởng mà là nỗi ô nhục, không phải là chiến lợi phẩm mà là sự hổ thẹn. Khi đó bạn sẽ thấy rằng đồng tiền quả là tội lỗi bởi nó không giữ lại cho bạn lòng tự trọng, không cho phép bạn thích thú với những hành vi xấu xa của chính mình.

Bạn cho rằng lòng ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi ư? Ham mê một thứ đồng nghĩa với am hiểu về nó và hiểu bản chất của nó. Ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng nó được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện trao đổi lấy những sản phẩm xứng đáng nhất. Chỉ có những người bán rẻ tâm hồn mình mới là kẻ lớn giọng nói rằng họ căm ghét đồng tiền vì anh ta có lý do để nói như thế. Những người yêu tiền bạc sẵn sàng làm việc để có tiền và tin chắc rằng họ xứng đáng với những đồng tiền đó. Đồng tiền đòi hỏi rất cao về phẩm giá nếu con người muốn kiếm tiền và giữ được nó.

Những người không có lòng can đảm, tự hào hay tự trọng; những người không cảm nhận được mặt tốt đẹp trong quyền lợi của anh ta đối với đồng tiền; những người không sẵn lòng bảo vệ đồng tiền mình làm ra như chính mạng sống của mình; những người cảm thấy có lỗi bởi sự giàu có của mình; tất cả họ sẽ chẳng sung túc được bao lâu. Họ sẽ là con mồi thơm cho những kẻ săn tiền, những kẻ đã rình rập từ lâu và chực xuất hiện khi đánh hơi thấy mùi của những kẻ xin được tha tội vì anh ta đang sở hữu một gia sản.

Đồng tiền là thước đo đạo đức của một xã hội. Khi thương mại được thực hiện không qua thoả thuận mà nhờ sự cưỡng ép, khi để được sản xuất bạn phải xin phép một kẻ không hề lao động, khi tiền chảy vào túi những người buôn bán những ân huệ thay cho hàng hoá, khi người ta trở nên giàu có nhờ vào quyền lực hay tiền hối lộ hơn là lao động, khi luật pháp lại đi bảo vệ những kẻ như thế chứ không phải là bạn, khi dối trá được tôn vinh còn thành thật bị trừng phạt; bạn sẽ thấy rằng xã hội đó đã đến hồi lụn bại.

Đồng tiền cao quý đến nỗi nó không thể chung sống cùng súng đạn hay bạo lực. Nó không cho phép một xã hội tồn tại dựa vào một nửa là của cải kiếm được còn nửa kia là sự cướp bóc. Khi trong xã hội xuất hiện những kẻ phá hoại, chúng sẽ bắt đầu từ đồng tiền bởi đồng tiền là công cụ bảo vệ cho con người và cơ sở tồn tại của đạo đức.

Nếu bạn vẫn chưa khám phá ra đồng tiền là nguồn gốc của mọi điều tốt đẹp thì bạn sẽ phải đi đến chỗ tự huỷ hoại, Khi đồng tiền không còn là phương tiện giao dịch giữa người sẽ trở thành công cụ của chính mình. Xương máu, đòn roi, súng đạn hay đồng tiền – anh chỉ được chọn một và hãy nhanh lên bởi chẳng còn nhiều thời gian cho anh.

 

Biên soạn: Ku Búa
Bản gốc: Capitalism Magazine
spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

10 BÌNH LUẬN

  1. “Đồng tiền là thước đo đạo đức của một xã hội.”, câu nói này chỉ đúng ở một khía cạnh nhỏ nào đấy mà thôi. Khi mà con người ta quá lạm dụng, quá phụ thuộc vào vào đồng tiền, biến nó thành công cụ để thực hiện những mục đích tư lợi bản thân, những hành vi xấu thì nó trở thành công cụ làm xấu đi đạo đức của con người mà thôi,

  2. Nếu ai nghĩ thế này , thì thực sự đó lại là một sai lầm. Không ai phut nhận tầm quan trọng của đồng tiền trong thời buổi hiện nay. Nhiều khi nó quyết định được rất nhiều vấn đề. nhưng nói cho cùng, xét cho đúng bản chất, thì tiền cũng chỉ là một công cụ phục vụ cho cuộc sống cũng như nhu cầu của con người. không ai khác, chính ý thức và nhận thức của con người mới là điều quyết định.

  3. Trong thời buổi hiện nay, khi mà đồng tiền đang mất giá, thời buổi kinh tế thị trường, cuộc sống, nhịp sống thay đổi hàng ngày, thì chúng ta không thể phủ nhận giá trị cũng như tầm quan trọng của đồng tiền. Nhưng nói cho cùng, nó cũng chỉ là một công cụ phục vụ cho chính con người. nên nói như vậy, đôi khi chúng ta lại đánh tráo bản chất của việc này cho nhau.

  4. Nói như thế này thì chỉ là một nhận định mang tính khách quan, chỉ nhìn được một khía cạnh nhỏ nào đó của vấn đề. Mà quên đi những khía cạnh khác. Trong mỗi chúng ta, không ai có thể phủ nhận được sự quan trọng và vai trò của tiền bạc. Nhưng âu nó cũng chỉ là những vật vô tri vô giác, cái quyết định vẫn là con người, cách hành động của con người mà thôi.

  5. Vấn đề về giá trị của đồng tiền những người lao động chân chính ai cũng biết. Và ai ai cũng căm ghét những kẻ lười lao động, kiếm tiền trên xương máu kẻ khác. Nhưng bọn chúng được bảo vệ bởi súng đạn, bởi đòn roi. Và thật không dễ dàng để những người lao động chân chính vứt bỏ tất cả để chống lại chúng, nhất là khi những kẻ lười lao động đã thành công khi tạo ra một xã hội mà những người lao động chân chính không thể đoàn kết lại được với nhau, sự nghi kị, thù hằn đã in quá sâu rồi.
    Mong sao sẽ có một người đủ đức, đủ tài, được mọi người khâm phục đứng lên để đoàn kết, để làm chiếc cọc neo giữ niềm tin của mọi người thì may ra đất nước này mới một lần nữa thật sự độc lập, tự do, dân chủ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI