28 C
Nha Trang
Thứ sáu, 22 Tháng mười một, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố - PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Không chỉ là game, tôi gọi nó là “esport”

*Photo: TPA Stanley

 

Không chỉ là trò chơi. Tôi gọi nó là “esport”.

Xin được mở đầu bài viết bằng một lời khẳng định của cộng đồng thể thao điện tử mà tôi là một thành viên trong đó! Tôi lớn lên với Game, cả quảng thời gian trường thành của tôi gắn liền với quá trình trưởng thành của Game ở Việt Nam. Khi còn nhỏ đó là mấy cái băng trò chơi 4 nút, 6 nút, lớn hơn chút nữa thì playstation xuất hiện, khi sở hữu cho mình chiếc máy tính đầu tiên thì những game offline nổi tiếng như Counter-striker (Half-life), Age of Empires ( Đế chế )… cũng xuất hiện. Và cùng với ADSL, game online cũng từng bước du nhập và phát triển ở Việt Nam.

Không thể nhớ nổi có biết bao nhiêu lần tôi bị mắng mỏ, thậm chí là đòn roi vì chơi game, không thể đếm được bao nhiêu thời gian, công sức và cả tiền bạc tôi đổ vào game. Trong mắt mọi người, chúng tôi là những con thiêu thân không hơn không kém, đâm đầu vào một con đường không có lối thoát! Nhưng liệu những đánh giá như thế có công bằng hay không?

Mỗi người có một sở thích khác nhau. Có người thì thích đọc sách, người thì lại thích chơi nhạc, có người thích đá bóng, có người hay đi du lịch, người thì bỏ công sức sưu tập tem, người thì lại bị cuốn hút bởi truyện tranh… Công bằng mà nói, thời gian, công sức, tiền bạc mà những người ấy đổ vào thú vui của họ liệu có ít hơn tôi bỏ vào game? Họ lập luận những sở thích đó bổ ích, đem lại cho họ nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn chơi game!

Nực cười quá! Làm gì có cái phép so sánh hạnh phúc hơn? Tại sao chơi hết một bản nhạc lại hạnh phúc hơn chiến thắng một ván game kịch tính? Tại sao bạn đạt được ước mơ trở thành một bác sỹ lại hạnh phúc hơn một game thủ chuyên nghiệp nâng cao chiếc cúp danh giá? Hãy nhớ rằng một người chỉ được hạnh phúc khi họ được sống hết mình vì niềm đam mê của họ, chứ không phải là niềm đam mê “bổ ích” nhưng của người khác!
Game cũng giống như một cuốn sách hay một bộ phim vậy, nó phản ánh phần nào cuộc sống thực của chúng ta, dạy cho chúng ta nhiều bài học trong cuộc sống.

Thể loại game nhập vai (MMORPG) dạy cho chúng ta rằng muốn trưởng thành, muốn có kiến thức, tiền bạc, địa vị, danh vọng… chúng ta cần kiên nhẫn và nỗ lực, không có ai chỉ sau một đêm trở nên mạnh mẽ ở trong game, cuộc sống cũng vậy, không có ai trở thành tỷ phú chỉ sau một ngày !
Còn với các thể loại game kỹ – chiến thuật (như Dota, Liên Minh Huyền Thoại…) lại dạy cho chúng ta những bài học khác: Đó là tính đồng đội và sự hy sinh lợi ích cá nhân.

Giống như trong cuộc sống, cần có những người xông lên phía trước hy sinh bản thân mình để bảo vệ đồng đội, cần có những người cần ích kỷ, hèn nhát một chút ở lại tuyến sau nhưng để giành lấy chiến thắng cuối cùng cho tập thể, cần có những người vô tư dùng hết những gì mình có để mua những thứ có lợi ích chung cho mọi người. Những bài học ấy chúng ta được học qua những cuốn sách đạo đức, triết lý, học qua những khoá đào tạo kỹ năng team work, và học cả ngay tại nơi đây nữa – Triết Học Đường Phố, vậy thì tại sao chúng ta không thể học từ một thế giới đầy màu sắc và trí tưởng tượng của game?

Người ta nói chúng tôi chơi game sẽ mất đi thời gian để rèn luyện những kỹ năng khác như thuyết trình, âm nhạc, hội hoạ, giao tiếp? Vậy từ đâu mà chúng ta có những thành kiến như nhà khoa học thì không có gu thơì trang và thường lập dị; người mẫu, diễn viên thì thường không có kiến thức; nhà thơ, nhạc sỹ thì thường “đi mấy về gió” thiếu thực tế? Tuy rằng những thành kiến ấy có phần không chính xác, nhưng nó phần nào phản ánh sự không toàn diện của con người. Tại sao một game thủ lại phải toả sáng trên sân khấu văn nghệ, phải hát hay đàn giỏi nói chuyện khéo như người khác khi mà niềm đam mê, sân khấu của họ là trên bàn phím?

Ngày nay game đã trở thành một môn thể thao được tổ chức với các giải đấu thường niên, game thủ đã có thể sống bằng niềm đam mê của họ, vậy tại sao phải ngăm cấm, phải từ bỏ con đường ấy để đi theo những lối mòn kỹ sư-bác sỹ…, những quy chuẩn “thành công” của xã hội cũ?

Tôi đã không thể chiến thắng định kiến xã hội để đi theo con đường làm một Game thủ chuyên nghiệp, nhưng tôi vẫn chơi Game hàng ngày. Bởi game giúp tôi giải trí, game nhắc tôi rằng mình là ai, mình yêu thích và đam mê điều gì. Tôi nghiện Game nhưng không hề bỏ bê trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Cuộc sống vốn không có người thất bại, chỉ có những người không hài lòng với bản thân mình, vậy nên đừng phán xét những game thủ như chúng tôi là kẻ thất bại trong cuộc sống và chạy trốn vào thế giới ảo!

Tôi hạnh phúc vì đã dành một phần cuộc đời mình cho game!

 

Voldemort Vn

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

44 BÌNH LUẬN

  1. Đồng ý với bạn là theo đuổi được đam mê,được sống với đam mê thì sẽ thật hạnh phúc.Nhưng mà bạn so sánh chơi game với cả chơi nhạc, học làm kỹ sư bác sỹ hay các ngành nghề khác thì hơi khập khiễng.Tôi không đánh giá cao kỹ sư bác sỹ gì gì đấy là hơn so với game thủ.Ai cũng có đóng góp cho xã hội cả.
    Nhưng mà vấn đề là mấy ai chơi game mà lại thành công trên con đường chơi game ? hay đa số sẽ là sau những ngày tháng chơi game quên ăn quên học quên làm việc thì họ đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội khác,bao nhiêu thời gian để có thể làm những việc khác thiết thực đến tương lai.Con số game thủ có thể đủ trình đi đánh giải,nhận cúp là bao nhiêu % so với toàn thể cộng đồng game ? và kể cả sau khi đi đánh giải,nhận cup xong,chơi đỉnh cao được vài năm thì hết tuổi.Lúc đấy sự nghiệp về đâu,mấy ai may mắn được theo đuổi tiếp đam mê như là làm huấn luyện viên,bình luận viên v…v……. bao nhiêu % ? hay đại đa số những dân “đam mê game” như bạn nói đấy lỡ dở tương lai,nghề nghiệp không có,hoang phí thời gian tiền bạc.
    Chơi game như bạn nói nó cũng có ích là giải trí cho bớt căng thẳng okie,tôi cũng thích chơi game,nhưng mà cũng chỉ để giải trí cho vui thế thôi.
    Ý tôi muốn nói là bạn đừng đánh đồng tỉ lệ % rất ít những người thành công nhờ đam mê game với đại đa số những người đam mê game khác ,đam mê game quên ăn quên học quên cả tương lai.

    • Mình đồng ý với bạn số người đi lên con đường chuyên nghiệp chưa nhiều, nhưng lý do vì đâu, vì chúng ta chưa có cái nhìn đúng dắn về nghề nghiệp này, như ở Hàn Quốc, các trường ĐH đã bắt đầu tuyển sinh đào tạo Game thủ chuyên nghiệp, số vđv của họ rất nhiều, hoàn toàn có thể đảm bảo cuộc sống nhờ việc chơi game.
      Việc tuổi đời của vđv cũng như công viẹc của họ sau đấy thì đó là vấn đề chung, không chỉ với esport, bạn chắc không quên được hình ảnh những vdv bóng đá nữ, bóng chuyền, điền kinh, vật v…v sau khi thi đấu đỉnh cao vài năm cũng vật lộn vs cuộc sống. Nhưng không vì thế mà những người trẻ không dám dấn thân vào các bộ môn đó nữa.
      Lĩnh vực nào cũng thế, % người đạt đến đỉnh cao luôn là rất thấp. Vì thế việc định hướng cho người chơi có đi theo con đường chuyên nghiệp hay không là rất quan trọng. Thay vì chỉ trích game, hãy định hướng đúng cho mọ người cách nhìn và cách nghĩ về nó.

  2. Đúng rồi đó, chơi game không hề đơn giản, muốn chơi giỏi phải có cái đầu linh hoạt và nhạy bén. Làm cái gì thì mình cũng sẽ rút ra được ít hay nhiều lợi ích gì đó từ nó. Chỉ có không làm gì mới là việc “không bổ ích” thôi.
    Mình thích bài viết này!

  3. Chơi game thì ko xấu, nghiện thì nghiện cái gì cũng mệt mỏi cả thôi :).Mình thấy kĩ năng của đa số game thủ Việt khá tốt nhưng bứt phá để đua
    top với thế giới thì cần rèn luyện khá nhiều. Tiếc là so với các môn thể thao khác thường rèn luyện sức khỏe thể chất, game tuy rất tốt cho trí não nhưng hơi hại người vì phải ngồi nhiều (chủ yếu hoạt động ở tư thế này) và khá hại mắt. Ngành công nghiệp game vẫn đang phát triển, các thế hệ máy chơi game gia đình đang dần khắc phục được nhược điểm này. Thực sự cuối tuần rảnh rỗi chơi mấy ván tennis trên Wii với mấy đứa nhóc cũng mệt chả kém đánh thật. Làm gì thì làm việc cân bằng giữa đam mê và cuộc sống là điều rất quan trọng ! Chúc tác giả duy trì được niềm đam mê!

    • Vậy có bao nhiêu người đọc truyện tranh trở thành hoạ sỹ vẽ truyện tranh thật sự ? bao nhiêu người hát hàng ngày trở thành ca sỹ ?
      MÌnh chỉ muốn nói rằng Game không chỉ là thứ mang tính giải trí như các thứ kia, nó cũng còn có thể phát triển thành 1 nghề nghiệp thực thụ, vì thế không thể coi việc đam mê game là từ bỏ ước mở trong cuộc sống

  4. Tôi không quan tâm cuộc sống của tác giả như thế nào, vì đó không phải việc tôi có thể xen vào và phán xét.
    Nhưng tôi hoàn toàn đống ý quan điểm về hạnh phúc và sở thích của bạn 😉

    “Nếu chúng ta không thể là những gì họ mong đợi, vậy là họ lại nảy sinh bất mãn. Bởi vì tất thảy mọi người đều tin rằng họ biết được chính xác người khác nên sống như thế nào, nhưng lại không hiểu mình nên sống ra sao cho phải đạo nữa là… ” – [Nhà giả kim – Paulo Coelho].

    Thế giới này ngày càng nực cười khi đưa ra định nghĩa về hạnh phúc và tình yêu. Chúng ta sinh ra là những cá thể khác biệt, sao lại phải sống giống nhau?

    Như tôi đã nói, bạn sống như thế nào không ai cần biết. Tôi chỉ biết, bạn đang sống cho chính mình, dám làm những điều mình thích và hưởng thụ những điều bạn muốn. Hãy nhổ toẹt vào những người nói bạn nên sống lọ chai này nọ. Vì đơn giản, bạn cảm thấy hạnh phúc. Thế là đủ 🙂

    • “…bạn cảm thấy hạnh phúc. Thế là đủ :)”

      Sống dựa vào cảm xúc thì cuộc sống của bạn cũng sớm trôi theo cảm xúc thôi. Đời không chỉ cảm thấy là đủ đâu bạn ạ.

      Mình đồng ý với bạn chúng ta là những cá thể khác biệt, nhưng không có nghĩa là mọi thứ chúng ta nghĩ đều phải khác nhau. Lấy ví dụ: Chả ai nói trộm cướp là tốt cả. Mình muốn nói rằng cuộc sống có nhiều nguyên tắc chung ta cần phải theo, mình khác biệt không có nghĩa là mình muốn là gì cũng được.

      Rất vui được thảo luận với bạn.

  5. Có vẻ bạn đã học được rất nhiều từ game, vậy bao giờ bạn sẽ áp dụng chúng?
    Theo mình, giá trị của cuộc sống phụ thuộc vào những sản phẩm bản thân ta tạo ra, chứ không phải bằng sự thỏa mãn cá nhân đặt dưới danh nghĩa hạnh phúc.

    • Những bài học trong Game mình áp dụng từng ngày, từng giờ đấy chứ ! Game dạy mình rằng sau boss mạnh sẽ có boss mạnh hơn, vì thế mình không bao giờ chủ quan cả, game dạy mình rằng có hy sinh cái tôi cá nhân thì mới có chiến thắng nên mình sống sẽ bớt ích kỷ hơn.
      Một cầu thủ tạo ra giá trị bằng việc có những pha bóng đẹp, có những bàn thắng, game thủ cũng thế, tạo ra giá trị bằng những pha xử lý nhanh nhạy, những trận đấu hấp dẫn.
      Mình nói rằng hạnh phúc là được thoả mãn niềm đam mê và không ảnh hưởng đến tập thể thì có gì là sai ? Một đứa bé tập đàn hạnh phúc hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn một đứa bé chơi game chăng ?

      • Mình nghĩ bản thân việc chơi game không có gì là xấu, vấn đề là mình Chơi với ai? Chơi ở đâu? Chơi như thế nào? Bạn áp dụng những điều được học từ game vào chơi game là rất tốt, mình rất ủng hộ.

        Trước kia mình khá thích chơi game, và game thì dùng toàn từ tiếng Anh, muốn hiểu thì mình phải dịch, vì vậy nhờ chơi game mà vốn từ tiếng Anh của mình khá hơn. Vì thế, chơi game có những ích lợi không phải bàn cãi.

        Vấn đề là cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Việc tốt hay xấu là do bạn, mình nghĩ không cần tranh luận thêm.

    • Có những người họ học và áp dụng thì đương nhiên sẽ có người học và bỏ xó :3
      Bạn có dám tranh luận về giá trị cuộc sống của gamer khi bạn ko phải gamer ? Bạn ko bao h hiểu được nếu bạn chỉ nhìn mà không thử :3

      ~baka~

      • Có thể bạn không tin nhưng mình là thằng đã từng chơi game từ 6h sáng đến 2h tối trong 2 năm. Và đó là 2 năm tồi tệ nhất cho đến bây giờ của mình.

        • đúng thế, tồi tệ vì bạn khá thực dụng, bạn đòi hỏi quá nhiều ở việc chơi game, cái gì cũng có 2 mặt và game cũng thế, ngoài cái mặt theo bạn là “tồi tệ” thì như tác giả nói, game đã giúp ích k ít trong nhân cách, phẩm chất người chơi, thắng boss này thì vẫn còn boss khác, cũng như ngầm nói cho ta biết “núi này cao thì có núi cao hơn”, hay “kiêu binh tất bại”, “ko nên tự mãn, tự cao khi thành công”… v.v….
          mình tin chắc bạn sử dụng thời gian chơi game ko hợp lý, cái gì cũng vậy, ko nên vùi đầu quá nhiều vào 1 thứ nào đó…đừng vội tìm 1 vd nào ngược lại, bởi nếu họ có thành công khi dành hết sức lực cho công việc yêu thích thì đc này thì mất kia, chắc chắn thế, đó là quy luật….
          còn nhiều thứ để nói lắm…mình hơi khó chịu khi bạn quá “ác cảm” như vậy…bạn từng như thế, ko có nghĩa nó mặc định mọi ng cũng sẽ như thế…
          chính vì định kiến, vì mặc định mà game đã trở thành 1 ác cảm nào đó đối với hầu hết người lớn, họ đa số nhìn thấy mặt này mà ko thấy mặt kia…
          àh ko nhất thiết phải là 1 game thủ mới “bênh vực” như mình thế này, vì

        • Vì sao nó tồi tệ ? Bạn nói do game ? Cái gì làm bạn phải chơi game cả ngày như thế ? Bạn có bỏ ra 1 thời gian nào đó để suy nghĩ về cái hành động chơi game liên tục đó ? Bạn có nghĩ về thế hệ trước-sau của mình hay là bạn vừa là đứa vô sinh vừa là đứa mồ côi ?

          Bạn vức bỏ cuộc sống mình cho game rồi bạn nói rằng game cho bạn khoảng thời gian tồi tệ ? Vậy sao có hàng tỉ người họ chơi game nhưng đó là lại khoảng thời gian hạnh phúc nhất của họ ?

          Game là công cụ giải trí chứ đừng bao giờ chỉ dùng nó để giải trí :3

          ~baka~

  6. Bài này hình như viết lên vì k đồng tình với ý kiến nghiện Game onl của ai đó trong bài trước thì phải. Chúng ta k thể đánh đồng lênh rằng nghiện game là xấu” Xấu hay k là tùy thuộc vào bản thân mỗi người chơi thôi” Mình có con e gái chơi Liên Minh nhưng TA vẫn giỏi, học vẫn đứng top và nghe đâu nó cũng thuộc hàng cao thủ game =)

    • Lúc đầu mình cũng không định viết bài này mà chỉ muốn cmt ở bên dưới bài viết thôi, nhưng thật sự 1 cmt không thể truyền tải hết những gì mình muốn nói ! Mình không muốn mọi người cứ mãi định kiến, hiểu nhầm về Thể thao điện tử và những người tham gia thôi .

        • Cách đây hơn 1 năm mình thi đấu ở giải game cấp trường thôi, Trận chung kết thấy team mình đang lợi thế, mình chơi chủ quan và liên tục troll đối thủ, cậu bạn đội trưởng bỏ máy đứng dậy chỉ thẳng vào mặt mình nói 1 câu mà chắc mình không bao giờ quên :”chúng ta là 1 team, không phải 5 ngừời chơi cùng nhau !”
          Thực ra thì bài học ở khăp mọi nơi trong cuộc sống bạn ạ, đã phải có tình yêu mới có thể nhìn ra cái đẹp và cái đáng quý bị che lấp bởi những thành kiến của xã hội.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,900Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI